Chia sẻ quan điểm về cách thu hút người dùng truy cập vào Facebook mỗi ngày, CEO Mark Zuckerberg cho biết: Cách Facebook tạo mối quan hệ hàng ngày với bạn là khi bạn thấy buồn chán. Bạn sẽ có trong quỹ thời gian của mình một vài phút rảnh rang. Và chúng tôi biết điều đó. Theo như ngôn ngữ của tâm kí học, buồn chán chính là nỗi đau đớn. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy buồn, bạn có một vài phút. Đó chính là thời điểm để bạn xoa dịu nỗi bực dọc đấy”. Nói cách khác, đó là nghệ thuật “tạo dựng thói quen” cho khách hàng.
Nir Eyal - doanh nhân, đồng thời là giảng viên kinh tế tại Đại học Stanford đã viết cuốn sách có tựa đề Hooked: How to Build Habit-Forming Products (tạm dịch: Làm cách nào để xây dựng những sản phẩm mang tính “tạo lập thói quen”) để làm rõ quá trình tâm lí học xảy ra bên trong suy nghĩ của mỗi người dùng. Đó chính là quá trình mà một sản phẩm được yêu thích “len lỏi” vào cuộc sống thường nhật của mỗi người.
Theo Nir Eyal, có một sự thật đau lòng là những sản phẩm tốt nhất lại không bao giờ chiến thắng. Ngược lại, những sản phẩm có thể làm cho người dùng tiếp tục dùng nó một cách “vô thức” và theo thói quen mới là những sản phẩm tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường.
Lấy Google và Bing làm hai ví dụ để chứng minh cho việc “tạo lập thói quen” quan trọng như thế nào. Để so sánh Google và Bing xem công cụ tìm kiếm nào tốt hơn thì quả thật rất khó. Tuy nhiên, tại sao Google lại trở thành công cụ thống lĩnh khi chiếm 87% thị phần? Câu trả lời vô cùng đơn giản, Google đã làm rất tốt việc tạo lập thói quen. Kết quả là người dùng truy cập vào Google như một thói quen hiển nhiên và vô thức.
Đôi khi thật khó để phân biệt giữa việc “tạo lập thói quen” và “duy trì sự trung thành với thương hiệu”. Trên thực tế, chỉ những sản phẩm hàng hóa mới hay sử dụng khái niệm “duy trì sự trung thành với thương hiệu”. Chúng ta khó có thể so sánh Pepsi với Coke, Shells với Exxon hay Spirit với TMobile. Sản phẩm của những hãng này hoàn toàn giống nhau! Và chỉ thông qua cụm từ “Thương hiệu”, hay đơn giản là “tên gọi”, chúng ta mới có thể phân biệt.
Trái lại, với những công ty thuộc lĩnh vực công nghệ, chúng ta hầu như không thấy bất kì sự quảng bá nào trong 5-10 năm trước. Bởi trong hời gian đó, họ dành để tạo lập sự kết nối với người dùng, không phải thông qua tên gọi mà qua trải nghiệm. Chính sự trải nghiệm làm nên thói quen của người dùng.
Quay trở lại với câu nói của Mark Zuckerberg “Mỗi khi bạn buồn chán, bạn có một vài phút, đó là thời gian để “gãi chỗ ngứa” đó.”. Nir Eyal giải thích có hai lí do dẫn đến thói quen “check” FB, căn nguyên bên trong là sự buồn chán và căn nguyên bên ngoài là những cái “notifications/ những thông báo trên FB”. Mỗi lần ai đó đăng một trạng thái lên FB và nhận lại được những biểu tường icon, những lời “comments” và chiếc điện thoại của bạn lại báo về, “nhắc khéo”: “check” Facebook của bạn đi!
Thực tế ban đầu bạn đâu có cần những dòng noti, những icon đó. Nhưng rồi bạn đã vô tình theo thói quen truy cập vào Facebook để sau đó lại tiếp tục truy cập chúng vì những thứ đó. “Họ đăng và “comment” cái gì? Được bao nhiêu “like” rồi?”. Có thể nói, Facebook chính là cỗ máy chứa đựng mọi thứ mà một người có thể tìm thấy và giải tỏa bản thân. Để “gãi ngứa” chỉ việc vào Facebook App, kéo dòng “newsfeed” là mọi thứ được giải quyết.
Vì thế, Facebook dần dà thu hút người dùng bằng việc “nhắc khéo” họ trả lời một cái “comment”, xem thông báo lượng “like” hay trả lời một “message” còn đang dang dở. Hoàn toàn không phải Facebook đang “níu chân” bạn. Chính bạn mới là người “níu chân” mình bằng việc cứ đăng trạng thái, rồi quay lại comment, đăng ảnh rồi quay lại xem lượt like… Điều đó khiến bạn vô tình vướng vào vòng luẩn quẩn. Và đừng hỏi tại sao Facebook chiếm được thói quen trong con người bạn.
Theo Sống Mới. Nguồn Business Insider.
VN-Zone - Tin nhanh công nghệ - Tin tuc cong nghe - Thong tin cong nghe
Xem thêm các bài viết khác
0 nhận xét | Viết lời bình