saostar

Giải pháp bán hàng online Số 1 Việt Nam

Những điều tồi tệ nhất khi làm việc tại Google

Google là công ty Internet thuộc hàng lớn nhất thế giới hiện nay và là nơi làm việc lí tưởng, đáng mơ ước của rất nhiều người. Đó là nơi tập hợp của những nhân tài công nghệ xuất sắc, những kĩ sư thuộc hàng giỏi nhất. Tại Google, bạn được dùng bữa miễn phí, được đạp xe quanh trụ sở, được mát-xa không mất tiền...Cũng tại đây, bạn có cơ hội phát triển ra các sản phẩm phục vụ hàng triệu người dùng trên toàn thế giới.
Những điều tồi tệ nhất khi làm việc tại Google

Tuy nhiên, tất cả không chỉ là một bức tranh toàn màu hồng tại công ty tìm kiếm này. Trên trang Quora, các nhân viên hiện tại, cũng như cựu nhân viên của Google cũng đã liệt kê về những điều kinh khủng nhất khi làm việc tại Google. Không có gì đảm bảo 100% rằng những nhận xét trên Quora là hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, theo BI, những thông tin đó cũng trùng khớp với các nguồn tin của riêng họ.

"Thừa năng lực cho công việc"

"Điều tồi tệ nhất khi làm việc tại Google, với nhiều người, đó là chuyên môn nghiệp vụ của họ thường cao hơn nhiều so với công việc thực tế" - một nhân viên Google than thở. "Google có yêu cầu tuyển dụng rất gắt gao do sức mạnh của thương hiệu, lương và bổng lộc, và văn hóa công sở rất tích cực".

"Google dễ dàng chiếm trọn cuộc sống của bạn"

"Điều tồi tệ nhất khi làm việc tại Google đó là nó sẽ chiếm phần lớn thời gian và năng lượng của bạn" - một cựu nhân viên Google cho biết. "Nếu bạn không chủ động về cách bố trí thời gian, thì Google sẽ nhanh chóng trở thành toàn bộ cuộc sống"

"Sản phẩm của bạn sẽ chẳng được ai quan tâm, nếu các cải tiến của nó không đo đếm được"

Một cựu kĩ sư của Google tiết lộ: Bất kì cải tiến nào nếu không dựa vào một chuẩn đo "cứng" nào, đều không được công nhận. Tính khả dụng? Số bug lỗi? Chẳng ai quan tâm cả. Nếu bạn không đo lường được nó, thì không ai chú ý tới nó.

"Rất khó để thành thật với đồng nghiệp"

"Tại Google, mỗi người có một lãnh thổ của riêng mình và họ không quan tâm tới ý kiến người khác, trừ khi đó là những nhân vật quan trọng"
Ảnh

"Các dự án có thể bị hủy bỏ tùy tiện"

"Với tôi, điều tồi tệ nhất từ trước tới nay khi làm việc tại Google, đó là việc các dự án có thể dễ dàng bị hủy bỏ một cách tùy ý" - một nhân viên giấu tên cho biết.

"Quản lí thông minh, nhưng là ác mộng của nhân viên"

"Có những người được tiến cử vào các vị trí quản lí nhưng không phải là bởi họ biết cách lãnh đạo/quản lí, mà vì "thông minh đột xuất" hoặc không có con đường phát triển nào khác" - một cựu quản lí chương trình kĩ thuật của Google tiết lộ. "do đó tại Google tồn tại những cá nhân dù thông minh nhưng là những lãnh đạo, quản lí "ác mộng" đối với nhân viên.

"Không có sự đa dạng trong việc tuyển dụng"

"Họ cứ thuê đi thuê lại một kiểu nhân viên, những nhân viên có background giống nhau, cùng học 10 trường như thế, những người có cùng cái nhìn về thế giới (worldview), cùng sở thích. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp tuyển dụng kiểu này tại Google trong 3 năm, và chỉ một số ít trong đó là những người thú vị" - một cựu nhân viên than thở.

"Làm việc tại Google có thể không phải là sự chuẩn bị cho công việc trong tương lai"

Mặt trái khi làm việc tại Google đó là sau khi làm việc ở đó được ít năm, bạn có thể nhanh chóng bị mất cảm giác với thế giới thực ở khả năng mở rộng (scale) các thứ qua các công nghệ nguồn mở" - một cựu kĩ sư Google tiết lộ.

"Bạn phải làm việc để tạo dấu ấn riêng, nhưng đôi khi từng đó là không đủ"

Có quá nhiều nhân tài tại Google đến nỗi tài năng của bạn sẽ không đủ để đảm bảo rằng bạn được chọn cho một dự án đầy triển vọng nào đó, bởi có hàng nghìn người thông minh như nhau cùng đang chờ được chọn như bạn.

"Google hứa hẹn quá lời trong quá trình tuyển dụng"

Nếu bạn đang trong quá trình thương thảo để làm việc tại Google, hãy tìm mọi cách thương lượng (sao cho có lợi cho mình), đưa ra yêu cầu cao, và đảm bảo rằng tất cả đều được ghi trên giấy tờ. Bởi Google thường đưa ra những lời hứa mơ hồ khi tuyển dụng, rồi sau đó phớt lờ chúng đi" - một cựu nhân viên được Google tuyển dụng nhiều lần, cho biết.

"Hãy là kĩ sư, nếu không muốn làm phần thừa trong cỗ máy"

Nếu bạn là nhân viên không thuộc bộ phận kĩ thuật (bán hàng, tuyển dụng...), thì bạn rất dễ rơi vào trạng thái thấy mình như một phần thừa trong một cỗ máy

"Nhân viên tạm thời bị coi thường"

"Là một người từng đảm nhận một công việc tạm thời tại Google, điều tồi tệ nhất đối với tôi là thái độ bảnh chọe của các nhân viên chính thức. Họ xem các nhân viên tạm thời như những người thấp kém hơn mình về mặt tinh thần lẫn đạo đức".
Theo ICTnews.

VN-Zone - Tin nhanh công nghệ - Tin tuc cong nghe - Thong tin cong nghe

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 tech express