Tuy nhiên, bên cạnh việc cài phần mềm diệt vi rút cho điện thoại (một biện pháp chưa thật sự phổ biến tại VN) thì người dùng vẫn có thể đề cao cảnh giác, tự bảo vệ mình bằng nhiều hành động khác đơn giản hơn.
1. Sử dụng mã khóa cho điện thoại
Từ email cho đến tin nhắn, từ danh bạ điện thoại cho đến ảnh chụp riêng tư, có quá nhiều thông tin cá nhân được lưu bên trong chiếc điện thoại của chúng ta ngày nay. Nếu bạn phải cầm theo điện thoại ra khỏi nhà, lời khuyên tuyệt đối là bạn hãy sử dụng mã lock. Đây có thể là một mã PIN 4 số hoặc một mật khẩu thực sự kết hợp số và chữ cái. Hàng rào nào sẽ ngăn không cho người lạ hoặc kẻ trộm dễ dàng tiếp cận thông tin của bạn.
2. Kích hoạt tính năng "Không theo dõi" (Do Not Track) bên trong trình duyệt web di động
Khá nhiều website đang sử dụng cookies, phần mềm theo dõi các thông tin bạn cung cấp trên website đó để hiển thị quảng cáo liên quan. Tính năng Không Theo Dõi sẽ yêu cầu các website này không được tiếp tục thu thập dữ liệu người dùng. Trình duyệt Chrome dành cho Android và Safari của iOS sẽ cho phép bạn cài đặt Không theo dõi. Tất nhiên, kích hoạt chế độ này không thể đảm bảo 100% rằng dữ liệu của bạn sẽ không bị thu thập song ít nhất, nó cũng hạn chế nguy cơ được phần nào.
3. Chặn số điện thoại của bạn khi cần thiết
Rất nhiều doanh nghiệp sẽ thu thập số điện thoại của bạn, cùng với các thông tin đi kèm, sau đó sử dụng những thông tin này để kiếm lời. Hãy sử dụng Google Voice khi phải gọi tới những doanh nghiệp kiểu này. Sau này, bạn sẽ có thể dễ dàng chặn bất cứ cuộc gọi đến nào mà số điện thoại không có trong danh bạ.
4. Tránh trả lời những cuộc gọi rác
Có rất nhiều dịch vụ tiếp thị, bán hàng qua điện thoại gọi đến số máy của bạn mỗi ngày. Trong trường hợp này, thật không may, số máy của bạn đã bị bán cho các dịch vụ nên chắc chắn, bạn sẽ còn nhận được nhiều cuộc gọi rác và tin nhắn quảng cáo hơn nữa trong tương lai gần.
Theo các chuyên gia, hãy sử dụng giải pháp Caller ID để hình dung ra ai đang cố gọi cho bạn. Trên Android, hãy kiểm tra Current Caller ID, một ứng dụng giúp hiển thị thông tin về người gọi trên một cửa sổ nhỏ xuất hiện bên cạnh cuộc gọi đến. Còn trên iOS, bạn sẽ phải có cách tiếp cận hơi khác: cài đặt Truecaller và chụp lại màn hình một cuộc gọi đến để ứng dụng này nhận dạng người gọi (tác giả ứng dụng xác nhận cho tới thời điểm này, chưa có bất cứ cách nào để họ can thiệp vào quá trình cuộc gọi).
5. Sử dụng một ứng dụng khôi phục để tìm thiết bị bị mất cắp hoặc thất lạc
Bạn hoảng hốt khi nhận ra điện thoại không nằm trong túi. Lần cuối cùng bạn thấy nó là ở đâu? Bạn đã đặt điện thoại ở đâu? Liệu có làm rơi khi rời khỏi xe hay không? Với các ứng dụng khôi phục dành riêng cho nền tảng Android và iOS, bạn sẽ có thể khóa truy cập vào thiết bị bằng mật khẩu và thậm chí là định vị được thiết bị thông qua GPS.
6. Bổ sung thông tin về chủ máy
Nếu như thiết bị của bạn bị thất lạc và được một ai đó tốt bụng tìm được, họ có thể tìm thấy bạn bằng cách nào? Vì lí do này, bạn nên bổ sung thông tin liên hệ để mọi người có thể liên lạc với bạn. Lấy thí dụ, bạn không cần phải cung cấp họ tên đầy đủ mà chỉ cần họ hoặc tên, cùng với số điện thoại của bạn bè, người thân của mình.
7. Luôn bảo quản cẩn thận
Nhưng bất chấp tất cả các nỗ lực chặn truy cập vào ứng dụng, số điện thoại kể trên, bạn vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị kẻ nào đó ăn trộm/cướp giật điện thoại của mình. Do đó, để đề phòng, hãy luôn cầm máy thật chặt, cất máy ở những nơi khó tiếp cận (túi trước quần áo, túi nhỏ sâu bên trong lòng túi xách...), tránh phô trương điện thoại của mình tại nơi công cộng.
VN-Zone - Tin nhanh công nghệ - Tin tuc cong nghe - Thong tin cong nghe
0 nhận xét | Viết lời bình