Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Dương Quang Trung đã vượt qua gần 3000 công trình nghiên cứu khác để giành giải cao nhất tại hội nghị quốc tế về lĩnh vực điện tử viễn thông.
Nghiên cứu về vô tuyến nhận thức
Vào giữa tháng 6 vừa qua, hội nghị ICC (International Conference on Communications) lần thứ 57, là một trong 2 hội nghị lớn nhất thế giới về điện tử viễn thông, được tổ chức tại Sydney, Úc. Có khoảng 2500 nhà khoa học từ 74 nước trên thế giới, với 2608 bài báo thể hiện công trình nghiên cứu đăng kí tham gia. Trong đó, chỉ có 991 bài được chọn để đăng trong kỉ yếu và báo cáo tại hội nghị. Được biết, mỗi bài báo trước khi đăng ở kỉ yếu phải được chấm bởi ít nhất 3 chuyên gia hàng đầu trong ngành. Những bài báo được chấp nhận đăng sẽ dựa trên chất lượng mà được đề cử giải thưởng Best Paper Award (công trình khoa học xuất sắc nhất).
Bài báo của tiến sĩ Dương Quang Trung (sinh năm 1979) là một công trình nghiên cứu về những giải pháp để mô hình hóa và đánh giá hiệu quả hệ thống vô tuyến nhận thức.
Tiến sĩ Dương Quang Trung cho biết: “Vấn đề quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền thông vô tuyến hiện nay là tần số vô tuyến. Nhưng nó đang rất hạn hẹp và ngày càng bị thu hẹp bởi sự ra đời của các thiết bị điện thoại thông minh và các công nghệ mới như 4G và 5G. Do đó, vấn đề đau đầu nhất cho các nhà nghiên cứu là làm sao sử dụng tần số vô tuyến một cách thực sự hữu ích. Công nghệ vô tuyến nhận thức (Cognitive Radio) ra đời là một bước đột phá trong lĩnh vực này. Bài báo của tôi đưa ra những giải pháp để mô hình hóa và đánh giá hiệu quả hệ thống vô tuyến nhận thức một cách hữu ích nhất, nhằm tăng chất lượng của hệ thống”.
Không chỉ đoạt giải cao nhất trong hội nghị ICC này, năm ngoái tiến sĩ Trung cũng đoạt giải cao nhất với một công trình nghiên cứu cũng về lĩnh vực vô tuyến nhận thức tại hội nghị viễn thông IEEE VTC lần thứ 77, tổ chức tại thành phố Dresden (Đức). Hội nghị này cũng nằm trong số 5 hội nghị về viễn thông có quy mô lớn nhất thế giới.
Đưa các hội nghị quốc tế về VN
Hiện tại, tiến sĩ Dương Quang Trung đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐH Queens, thuộc Vương quốc Anh (1 trong 9 trường ĐH lâu đời nhất và là 1 trong 24 trường lớn nhất của Anh. Queens cũng nằm trong top 100 đại học tốt nhất trên thế giới). Tại đây, vị tiến sĩ 35 tuổi này (sinh ra và lớn lên tại phố cổ Hội An) vẫn được gọi là giáo sư (academic track). Vì theo hệ thống học vị của Anh, ngạch giáo sư có 4 bậc thì tiến sĩ Trung đang ở bậc 1.
Được biết, ở Anh, để được vào ngạch giáo sư, thông thường mỗi tiến sĩ phải có thời gian thực tập nghiên cứu từ 3 đến 5 năm, nhưng tiến sĩ Trung được nhận vào ngạch giáo sư của Trường ĐH Queens mà không phải qua giai đoạn này. Đây cũng là trường hợp hiếm. Đến nay, tiến sĩ Trung đã có hơn 120 công trình nghiên cứu khoa học, đăng ở 53 tạp chí và hơn 70 công trình đăng trong kỉ yếu của các hội nghị quốc tế.
Tiến sĩ Trung chia sẻ, có 2 lí do anh chưa trở về VN trong thời điểm này: “Mình vẫn còn phải phấn đấu nhiều nữa, đây chỉ là một vài bậc thang trong một chuỗi những bậc thang rất dài của cuộc đời. Ở đây sẽ giúp mình phát triển hướng nghiên cứu tốt hơn. Thứ hai, bằng mối quan hệ hiện có, mình muốn là cầu nối giữa các nhà khoa học trong nước và nước ngoài”.
Trên thực tế, để cho một nhà khoa học VN ra nước ngoài dự hội nghị thì chi phí rất tốn kém so với kinh phí nghiên cứu khoa học trong nước. Do đó, hằng năm tiến sĩ Trung đều tổ chức ít nhất một hội nghị quốc tế tại VN, để mời nhà khoa học các nước tham dự, giao lưu, trao đổi.
VN-Zone - Tin nhanh công nghệ - Tin tuc cong nghe - Thong tin cong nghe
Nghiên cứu về vô tuyến nhận thức
Vào giữa tháng 6 vừa qua, hội nghị ICC (International Conference on Communications) lần thứ 57, là một trong 2 hội nghị lớn nhất thế giới về điện tử viễn thông, được tổ chức tại Sydney, Úc. Có khoảng 2500 nhà khoa học từ 74 nước trên thế giới, với 2608 bài báo thể hiện công trình nghiên cứu đăng kí tham gia. Trong đó, chỉ có 991 bài được chọn để đăng trong kỉ yếu và báo cáo tại hội nghị. Được biết, mỗi bài báo trước khi đăng ở kỉ yếu phải được chấm bởi ít nhất 3 chuyên gia hàng đầu trong ngành. Những bài báo được chấp nhận đăng sẽ dựa trên chất lượng mà được đề cử giải thưởng Best Paper Award (công trình khoa học xuất sắc nhất).
Bài báo của tiến sĩ Dương Quang Trung (sinh năm 1979) là một công trình nghiên cứu về những giải pháp để mô hình hóa và đánh giá hiệu quả hệ thống vô tuyến nhận thức.
Tiến sĩ Dương Quang Trung cho biết: “Vấn đề quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền thông vô tuyến hiện nay là tần số vô tuyến. Nhưng nó đang rất hạn hẹp và ngày càng bị thu hẹp bởi sự ra đời của các thiết bị điện thoại thông minh và các công nghệ mới như 4G và 5G. Do đó, vấn đề đau đầu nhất cho các nhà nghiên cứu là làm sao sử dụng tần số vô tuyến một cách thực sự hữu ích. Công nghệ vô tuyến nhận thức (Cognitive Radio) ra đời là một bước đột phá trong lĩnh vực này. Bài báo của tôi đưa ra những giải pháp để mô hình hóa và đánh giá hiệu quả hệ thống vô tuyến nhận thức một cách hữu ích nhất, nhằm tăng chất lượng của hệ thống”.
Không chỉ đoạt giải cao nhất trong hội nghị ICC này, năm ngoái tiến sĩ Trung cũng đoạt giải cao nhất với một công trình nghiên cứu cũng về lĩnh vực vô tuyến nhận thức tại hội nghị viễn thông IEEE VTC lần thứ 77, tổ chức tại thành phố Dresden (Đức). Hội nghị này cũng nằm trong số 5 hội nghị về viễn thông có quy mô lớn nhất thế giới.
Đưa các hội nghị quốc tế về VN
Hiện tại, tiến sĩ Dương Quang Trung đang giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐH Queens, thuộc Vương quốc Anh (1 trong 9 trường ĐH lâu đời nhất và là 1 trong 24 trường lớn nhất của Anh. Queens cũng nằm trong top 100 đại học tốt nhất trên thế giới). Tại đây, vị tiến sĩ 35 tuổi này (sinh ra và lớn lên tại phố cổ Hội An) vẫn được gọi là giáo sư (academic track). Vì theo hệ thống học vị của Anh, ngạch giáo sư có 4 bậc thì tiến sĩ Trung đang ở bậc 1.
Được biết, ở Anh, để được vào ngạch giáo sư, thông thường mỗi tiến sĩ phải có thời gian thực tập nghiên cứu từ 3 đến 5 năm, nhưng tiến sĩ Trung được nhận vào ngạch giáo sư của Trường ĐH Queens mà không phải qua giai đoạn này. Đây cũng là trường hợp hiếm. Đến nay, tiến sĩ Trung đã có hơn 120 công trình nghiên cứu khoa học, đăng ở 53 tạp chí và hơn 70 công trình đăng trong kỉ yếu của các hội nghị quốc tế.
Tiến sĩ Trung chia sẻ, có 2 lí do anh chưa trở về VN trong thời điểm này: “Mình vẫn còn phải phấn đấu nhiều nữa, đây chỉ là một vài bậc thang trong một chuỗi những bậc thang rất dài của cuộc đời. Ở đây sẽ giúp mình phát triển hướng nghiên cứu tốt hơn. Thứ hai, bằng mối quan hệ hiện có, mình muốn là cầu nối giữa các nhà khoa học trong nước và nước ngoài”.
Trên thực tế, để cho một nhà khoa học VN ra nước ngoài dự hội nghị thì chi phí rất tốn kém so với kinh phí nghiên cứu khoa học trong nước. Do đó, hằng năm tiến sĩ Trung đều tổ chức ít nhất một hội nghị quốc tế tại VN, để mời nhà khoa học các nước tham dự, giao lưu, trao đổi.
VN-Zone - Tin nhanh công nghệ - Tin tuc cong nghe - Thong tin cong nghe
0 nhận xét | Viết lời bình